185 giáo viên bị cắt hợp đồng sau nhiều năm công tác ở Sóc Sơn năm 2015
Một số lý do được các thầy cô chia sẻ như sau:
“Cực. Tập huấn đủ thứ. Sổ sách hình thức. Chứng chỉ.....không cần thiết”.
“Chẳng cần phải tôn vinh, quan tâm đời sống giáo viên bằng những cách làm thiết thực hơn như bớt ra văn bản là được”.
“Ước gì không phải thi vẫn vào biên chế. Chứ vào hè lại đi làm thời vụ kiếm sống như vậy thấy lênh đênh quá. Dịch dã vậy lại nghỉ hè không lương”.
“Đến trường mà đau hết cả đầu về chuyện ở trường, chuyên môn thì không đau đầu, đau đầu về môi trường đồng nghiệp”.
“Nếu không có nhiều sổ sách và thay đổi chương trình nhiều như bây giờ sẽ chọn. Còn hiện tại thì không”.
“Đã từng yêu nghề giáo cho đến khi...cải cách giáo dục, học đủ thứ văn bằng chứng chỉ, hồ sơ hình thức hành hạ. Học sinh bây giờ mê điện thoại hơn học... Đã chọn rồi thì vẫn bám với nghề nhưng không bao giờ hướng con đi nghề này”.
“Lương thấp, nhiều hồ sơ sổ sách, việc vặt, thi cử, về thêm gắt gỏng chồng con, gò bó thời gian. Nghề giáo giờ là nghề nguy hiểm, áp lực lắm”...
Gánh nặng sổ sách chưa thật giảm
Từ ngày 1/11/2020, Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực, theo đó giáo viên chỉ còn 3 loại hồ sơ, sổ sách, gồm: Kế hoạch giáo dục (theo năm học); kế hoạch bài dạy (giáo án); sổ theo dõi và đánh giá học sinh. Riêng giáo viên chủ nhiệm thì có thêm sổ chủ nhiệm.
Trước đó, tình trạng sổ sách của giáo viên vẫn thường được gọi là những “việc không tên” chiếm mất nhiều thời gian.
Có thầy giáo đã kiệt kê ra các loại sổ mà giáo viên từng phải gánh như: giáo án, sổ điểm, sổ kế hoạch giảng dạy, sổ đầu bài, sổ dự giờ (1 năm đủ 18 tiết), sổ hội họp, sổ chủ nhiệm, sổ mượn đồ dùng dạy học, sổ đăng ký mượn đồ dùng dạy học, và sổ học bồi dưỡng thường xuyên...
Ngoài giờ lên lớp, giáo viên còn muôn vàn việc khác như: hoàn thiện các loại sổ sách, giáo án, tham gia hàng loạt các lớp tập huấn, chương trình bồi dưỡng, tham gia các kỳ thi chuyên môn, vận động thu 'tự nguyện', học chứng chỉ... (Ảnh có tính minh họa)
Thông tư 32 ra đời đã nhận được sự ủng hộ của giáo viên, bởi đa phần những loại hồ sơ, sổ sách quy định trước đây chủ yếu để Phòng, Sở xuống kiểm tra. Tuy nhiên, khi áp dụng, nhiều giáo viên cho rằng gánh nặng mới chỉ được giảm trên “thông tư”.
“Ví dụ như kế hoạch giáo dục được làm vào tháng 8, thì giáo viên nhiều trường học phải làm từ vài chục đến cả trăm trang giấy” – một giáo viên ở Hà Nội cho biết.
Có giáo viên chủ nhiệm thì nói trường mình vẫn yêu cầu phải có giáo án tiết sinh hoạt lớp, mặc dù trong sổ chủ nhiệm đã ghi nội dung nhận xét từng tuần trong mỗi tháng.
Ở Thông tư 32, Khoản 4, Điều 21 ghi rõ: Hệ thống hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục trong nhà trường gồm: Hồ sơ quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, dạng hồ sơ điện tử được sử dụng thay cho các loại hồ sơ giấy theo lộ trình phù hợp với điều kiện của địa phương, nhà trường, khả năng thực hiện của giáo viên và bảo đảm tính hợp pháp của các loại hồ sơ điện tử.
Tuy nhiên, sau 1 năm đi vào thực tế, đa số giáo viên vẫn đang phải sử dụng hình thức sổ in, và ghi tay những nội dung theo yêu cầu.
Vì vậy, “gánh nặng” này dường như vẫn chưa vơi đi bao nhiêu.
“Núi” công việc từ chuyên môn đến chủ nhiệm
Tuy nhiên, với nhiều giáo viên, câu chuyện sổ sách “chưa là gì”.
Liệt kê một loạt công việc hàng năm ngoài giảng dạy, thầy Đăng Du, Trường THPT Lê Qúy Đôn (TP.HCM) cho biết đó là họp tổ, tham gia các phong trào như ca hát, làm tiểu cảnh, làm sáng kiến kinh nghiệm, thao giảng biểu diễn…
Và đương nhiên là những áp lực trong công tác chuyên môn. “Đó là tỉ lệ điểm bài thi có so sánh với giáo viên. Nếu là giáo viên dạy lớp 12 còn có thêm so sánh tỉ lệ điểm môn thi THPT với tỉ lệ chung của địa phương.
Do vậy, để đạt được kết quả cao, giáo viên không còn cách nào khác là gây áp lực lại cho học sinh, cho các em nhiều bài tập, hay thậm chí là cho điểm thấp để các em sợ mà học” – thầy Du chia sẻ.
Nếu là chủ nhiệm, giáo viên còn bị nhiều áp lực hơn.
“Mỗi năm tùy trường mà có thi đua nọ kia, giáo viên phải làm rất nhiều việc và có rất nhiều khoản từ chuyên cần, tiết học tốt, kỉ luật, mà nếu sơ sẩy thì sẽ bị trừ điểm. Lớp không đạt thi đua sẽ đánh giá năng lực chủ nhiệm yếu, do đó giáo viên rất áp lực” - thầy Du nói.
Còn cô N.T.T. - một giáo viên ở TP. Thủ Đức cho hay, áp lực thi đua với giáo viên rất khủng khiếp.
Cách đây chưa lâu, một trường học ở TP.HCM đã đưa ra quy ước thi đua như, giáo viên không tham gia các cuộc thi về chuyên môn các cấp như thi giáo viên chủ nhiệm giỏi, thi giáo viên dạy tốt, thi giáo viên viết chữ đẹp sẽ bị trừ 5 điểm.
Cô giáo M.A, giáo viên một trường mầm non ở TP.HCM cho biết trước dịch Covid-19, cô rất sợ tới các dịp lễ Tết.
“Nào là dịp khai giảng, rồi trung thu, tiếp là 20/11 rồi tới Noel, Tết dương lịch, Tết âm lịch, quay đi quay lại lại tới ngày mùng 8/3 rồi bế giảng…, dịp nào Ban giám hiệu cũng yêu cầu các lớp tổ chức hoạt động cho các con, trang trí trong lớp, ngoài hành lang và sân trường. Mỗi dịp đó giáo viên lại phải ở lại sau giờ dạy để cắt dán các mô hình đồ chơi, trang trí... Đó là chưa kể tới các cuộc thi riêng cho các cô mà chúng tôi phải tham gia vì sợ ảnh hưởng thi đua” – cô M.A. than thở.
Nhưng có lẽ, điều khiến giáo viên “nản” nhất là những việc liên quan tới tiền nong như thu hộ, chi hộ đầu năm, hay vận động xã hội hóa giáo dục, kể cả vận động học sinh… chụp ảnh lưu niệm cuối năm.
“Giáo viên có nhiệm vụ giáo dục thì chỉ dạy kiến thức văn hóa và giáo dục ứng xử nề nếp cho học sinh. Thu tiền thì có tài vụ, nhưng thường hiệu trưởng cứ khoán cho giáo viên chủ nhiệm vì thu thế mới nhanh do học sinh sợ cô. Từ suy nghĩ “cho tiện” đó, hình ảnh người thầy trở nên mờ nhạt đi, không còn lung linh trong học sinh nữa” – cô H. bày tỏ.
Nội dung thi đua chưa từng có và áp lực từ cấp trên
Mới đây, câu chuyện "Không thả tim, bấm like bị trừ điểm thi đua" tại Trường THPT Vĩnh Lộc (TP.HCM) đã gây sự chú ý của dư luận.
Một nhóm giáo viên phản ánh về việc đưa vào thi đua nội dung "xưa nay chưa từng có": Giáo viên không like hoặc thả tim trong nhóm Zalo của trường khi trường gửi các thông báo sẽ bị trừ điểm thi đua.
Câu chuyện này là minh chứng điển hình cho những áp lực từ phía trên đè xuống giáo viên, mà ít khi thấy có sự phản ứng lại như ở giáo viên Trường THPT Vĩnh Lộc.
Theo thầy N.D., giáo viên Trường THPT Đ. ở TP.HCM, nhà trường rất “để ý” chuyện giáo viên phát biểu ý kiến. Do vậy, nhiều giáo viên thường không dám nói ra quan điểm của mình.
Cô H., giáo viên một trường THPT ở Hà Nội cũng quả quyết một trong những điều giáo viên “phải tránh” khi đi dạy là trục trặc với hiệu trưởng.
Cô này dẫn chứng, chỉ cần bị xếp dạy lớp có nhiều học sinh cá biệt, phân công các việc lặt vặt trong trường, hoặc phân công thời khóa biểu không "gọn" thì giáo viên rất khó... dạy thêm. Trong khi đây lại là một nguồn thu nhập đáng kể của nhiều giáo viên.
Chưa kể, nếu hiệu trưởng có định kiến thì quá trình làm việc sẽ rất ức chế, khó chịu.
Để được 'yên thân', hầu hết giáo viên đã chọn cách im lặng. Các quan điểm, ý kiến của hiệu trưởng đưa ra thường được tán đồng 100%.
Vì lẽ đó, nhiều người cho rằng, hiệu trưởng là người vô cùng quan trọng có thể dẫn dắt và tạo dựng văn hóa nhà trường tích cực.
Phương Chi
Để thầy cô ‘sáng tạo ra những người sáng tạo’
Người thầy có thể 'sáng tạo ra những người sáng tạo' không nếu trên vai họ ngoài gánh nặng về cơm áo gạo tiền còn muôn vàn áp lực khác?
" alt="Áp lực tứ bề, hình ảnh người thầy dần mờ nhạt" />
Ngoài ra, về vấn đề chuyển người lao động làm công việc khác bạn cần tìm hiểu thêm quy định pháp luật để đảm bảo quyền lợi của mình. Cụ thể, căn cứ theo Điều 31 Bộ luật lao động 2012 quy định về chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động:
1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.
2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.
3. Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.”
Như vậy, khi công ty có lý do chính đáng thuộc các trường hợp quy định như trên thì được quyền tạm thời chuyển bạn làm công việc khác với thời gian là không quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm trừ trường hợp có sự đồng ý của bạn và đảm bảo về thời gian báo trước theo quy định tại Khoản 3, 4 Điều 8 Nghị định 05/2015/NĐ-CP.
Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Bạn có quyền đề nghị hoà giải viên lao động hoà giải hoặc khởi kiện công ty ra Tòa án có thẩm quyền nếu không thoả thuận được với người sử dụng lao động
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Người lao động được tạm hoãn HĐLĐ khi tham gia nghĩa vụ quân sự
Khi nào thì doanh nghiệp phải áp dụng quy định ngừng việc? Khi nào thì doanh nghiệp được áp dụng quy định tạm hoãn thực hiện hợp đồng hoặc nghỉ không hưởng lương để đúng với quy định của luật?
" alt="Không đồng ý cắt chức, giảm lương, công ty có quyền chấm dứt HĐLĐ?" />
Đến ngày 3/8, tất cả các VĐV của Việt Nam sẽ có mặt đầy đủ tại Làng Olympic để chuẩn bị cho lễ khai mạc vào tối 5/8. Trước đó, 18h ngày 31/7, Lễ thượng cờ Đoàn thể thao Việt Nam được tổ chức tại Làng Olympic. Tại Olympic 2016, VĐV môn đấu kiếm Vũ Thành An sẽ cầm cờ cho đoàn TTVN trong lễ khai mạc. Kiếm thủ của đơn vị Hà Nội có chiều cao 1m80 (cao nhất trong số 23 VĐV) và có nhiều thành tích nổi bật trong thi đấu. Đội tuyển kiếm có số lượng VĐV dự Olympic đông nhất đoàn Việt Nam: 4 người, bằng với đội tuyển cử tạ.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Trấn Đức Phấn, Trưởng đoàn TTVN nhấn mạnh: “Thế vận hội tổ chức thi đấu 306 nội dung của 28 môn thể thao, Đoàn TTVN tham dự 22 nội dung của 10 môn thể thao. Căn cứ trên cơ sở thực tế, trình độ chuyên môn của các VĐV, đoàn TTVN phấn đấu đạt huy chương tại Đại hội”.
Bằng Lăng
" alt="Đoàn TTVN lên đường tham dự Olympic 2016" />
Mundo Deportivo, sau Chelsea và MU đánh tiếng, đích thân HLV Jose Mourinho đứng ra xây dựng kế hoạch chiêu mộ Coutinho.
Cuộc phiêu lưu của Mourinho với Tottenham trong những tháng qua không được như ý muốn. Vì thế, "Người đặc biệt" chuẩn bị cho cuộc cách mạng nhân sự mạnh mẽ.
Jose Mourinho rất quan tâm đến Coutinho - người sẽ bước sang tuổi 27 sau 3 tháng nữa, đặc biệt đánh giá cao kỹ thuật và sự đa năng của anh.
Với Coutinho, Mourinho tin tưởng ông có trong tay một nhân tố tạo nên sự linh hoạt trong lối chơi, nhất là khả năng triển khai tấn công.
Sau khi bán Christian Eriksen cho Inter, việc mang về cầu thủ tấn công mới thực sự cần thiết. Coutinho có nhiều nét như Eriksen, và anh quen thuộc với môi trường Premier League.
Theo Mundo Deportivo, Barca lắng nghe mọi đề nghị chuyển đến. CLB xứ Catalunya không có ý định trao cơ hội cho Coutinho trong mùa giải tới, sau khi anh trở về từ Bayern Munich.
Một yếu tố quan trọng: Barca cho biết sẵn sàng để Coutinho ra đi theo dạng cho mượn có trả phí (8-10 triệu euro), cũng như đối tác phải thanh toán 100% tiền lương (14 triệu euro).
Như vậy, để lấy Coutinho về Tottenham, vấn đề không nằm ở chi phí, mà Mourinho phải đưa ra dự án thể thao có tính thuyết phục với ngôi sao người Brazil.
KN
" alt="Mourinho muốn có Coutinho: Mourinho đấu MU, Chelsea" />